Tại sao bạn luôn thiếu tiền và không thể giàu lên? Trong tất cả các khả năng, mười thì có đến tám chín phần do những “căn bệnh” này gây ra.
Tiểu Kỳ và Tiểu Huệ là bạn cùng phòng ở ký túc xá trường đại học. Cả hai có nhiều sở thích chung và đặc biệt thích làm video. Họ cũng từng nghĩ đến việc làm video cùng nhau, với tư cách là blogger du lịch hoặc ẩm thực. Một kỳ nghỉ hè, Tiểu Huệ đề nghị quay một video cùng nhau, nhưng Tiểu Kỳ luôn từ chối với lý do như thiếu thời gian và thiết bị. Sau đó, Tiểu Huệ đã tự học cách làm video, lúc đầu vói những thiết bị đơn giản chỉ là ra các quán ăn nhờ chủ tiệm hợp tác làm video, cô rất ngại ngùng, nhưng thực hành ngày càng nhiều hơn. Video hay thì cô sẽ chia sẻ trên phần mềm xã hội lớn, thu hút nhiều người hâm mộ. Sau khi kỳ nghỉ kéo dài hai tháng kết thúc, tài khoản của Tiểu Huệ đã có hàng chục nghìn người hâm mộ, cô ấy cũng nhận được rất nhiều quảng cáo kiếm tiền. Đối với Tiểu Kỳ chỉ biết ghen tị với Tiểu Huệ sau khi xem hàng chục video của Tiểu Huệ trên mạng xã hội, ngoài ra không có gì thay đổi.
Trong cuộc sống thực tế, thoát khỏi nghèo đói, trở nên giàu có là mục tiêu và mong muốn của hầu hết mọi người, nhưng không may, “lý tưởng thì vô vàn mà thực tế thì rất phũ phàng”. Hầu hết mọi người khó đạt được và họ không thể trở thành người giàu. Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến một người không thể giàu lên, có rất nhiều lý do bên ngoài khiến con người không thể kiểm soát được, nhưng lý do xuất phát từ nội tại có ảnh hưởng lớn hơn đến bản thân thì có thể kiểm soát được. Vậy, đâu là lý do khiến người nghèo không giàu được? Trong phân tích cuối cùng, có một số “căn bệnh trầm kha” bạn không quan tâm đến trong cuộc sống hàng ngày của mình, đã và đang ngăn cản bạn trở nên giàu có.
Tiếp theo, chúng ta hãy nói về những “căn bệnh” cụ thể đã trở thành một trở ngại trên con đường đến với sự giàu có của bạn. Hy vọng bạn không mắc phải chúng, nếu mắc phải đừng lo lắng, hãy đọc bài viết này để thoát khỏi nó.
“Căn bệnh” đầu tiên: Nghĩ nhiều hơn làm
Nhiều người hầu như đều có chung một khởi đầu cho những dự định tương lai của mình, đó là “Khi tôi có tiền, tôi có thể…”, nhưng trên thực tế, nhiều người luôn nghĩ nhiều hơn làm, và họ luôn chỉ dừng lại ở suy nghĩ, không muốn hành động. Sau đó, lại cảm thấy rằng người khác kiếm tiền dễ dàng nhưng bản thân làm tốt hơn lại không thể làm giàu. Tự nghĩ mà xem, bạn làm sao biết được sau lưng người khác phải nỗ lực như thế nào, bạn chỉ nghĩ nhiều hơn họ một chút thôi, nhưng bạn có làm được như họ không.
Nghĩ luôn dễ hơn làm, “vấn đề khó nghe” nhưng rất nhiều người mắc phải, vì vậy, nếu bạn muốn trở nên giàu có, thay đổi hiện trạng và đạt được mục tiêu của mình, bạn phải hành động.
“Căn bệnh” thứ hai: vứt bỏ tiền đồ, không dám mạo hiểm
Trong những trường hợp bình thường, hầu hết người nghèo đều tìm kiếm “sự ổn định” và “đảm bảo”. Họ không sẵn sàng chấp nhận rủi ro dù là nhỏ nhất, vì vậy họ không thể kiếm được nhiều tiền. Tuy rằng tiền thì khó kiếm, biết sử dụng đồng tiền mồ hôi nước mắt là chuyện tốt, nhưng “rủi ro càng cao lợi nhuận càng lớn”, nếu một chút rủi ro cũng không dám chịu còn đòi kiếm nhiều tiền, vậy mãi mãi chỉ là một giấc mơ viển vông. Trên thực tế, có cơ hội trong rủi ro, và nắm bắt cơ hội là một bước rất quan trọng để trở nên giàu có.
Một lý do khác khiến người nghèo không dám chấp nhận rủi ro là họ tham lam sự an nhàn, sợ mình mất tiền nếu chấp nhận rủi ro, lo lắng cuộc sống ngày càng sa sút, nên chỉ dành thời gian kiếm sống. Vì vậy, họ luôn giữ cảm giác hài lòng “Bây giờ thì tốt rồi”. Nhưng tham vọng kiếm tiền chính là điểm khác biệt giữa người nghèo và người giàu.
Vì vậy, nếu người nghèo muốn trở nên giàu có mà không có gan chấp nhận rủi ro thì khả năng thành công là rất nhỏ, muốn thay đổi thì đừng để nỗi sợ hãi kìm hãm tay chân của bạn. Sớm muộn gì cũng có thể kiếm tiền.
“Căn bệnh” thứ ba: kiếm ít tiêu nhiều
Nhiều người kiếm được ít hơn, nhưng chi tiêu rất nhiều. Trước sự cám dỗ và không kiềm chế được ham muốn của mình, người ta dễ tiêu thụ một cách bốc đồng, thậm chí tiêu trước kiếm sau, đây là nguyên nhân khiến hầu hết mọi người đều không thể giàu lên dù có tiền trong tay. Do không có kế hoạch hợp lý về tiền bạc, cuối cùng không giữ được tiền.
Vì vậy, trước khi muốn trở nên giàu có, bạn phải hiểu điều gì có thể khiến mình trở nên nghèo khó, và tiêu dùng tiên tiến là một trong số đó, có người không có tiền nhưng lại thích sống cuộc sống “đại gia”. Luôn sử dụng tiền để “ngụy trang” cho bản thân.
Vì vậy, phải chấn chỉnh “căn bệnh kiếm ít tiêu nhiều”, chi tiêu cần có kế hoạch hợp lý, hạn chế ham muốn tiêu xài bốc đồng của con người, nếu không, túi sẽ ngày càng rỗng khi bạn thực sự cần tiền.
Nói tóm lại, những người không thể giàu có thường có ba “căn bệnh” này trên người: họ luôn nghĩ nhiều hơn làm; họ mong muốn được thoải mái, không dám chấp nhận bất kỳ rủi ro nào; họ kiếm được ít hơn và chi tiêu nhiều hơn. Nếu bạn cũng có những “căn bệnh” này thì hãy nhanh chóng thay đổi, có những hành động thiết thực, dám thử thách và hoạch định tiền bạc hợp lý để có cơ hội làm giàu.
Cuối cùng, hy vọng bài viết này có thể mang lại cảm hứng và sự giúp đỡ cho bạn.
(Toutiao)
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị