Trong số các quy tắc kiếm tiền của người Do Thái, có một quy tắc mà ít người biết đến, đó chính là: “Dù chỉ là 1 đô la, cũng phải cố gắng kiếm về.”

Đây là tư duy làm giàu mà người Do Thái rất xem trọng. Mà trọng điểm và cốt lõi của tư duy kiếm tiền này nằm trong 2 chữ “kiếm tiền”, nhưng thứ chủ yếu không phải “tiền”, mà là “kiếm”.

Chỉ cần kiếm được tiền, dù là nhiều hay ít, họ cũng đều cảm thấy hài lòng.

Nghe sơ qua có nhiều người sẽ cảm thấy rất khó tin, trước tiên hãy cùng đọc mẩu chuyện về một người Do Thái giàu có trước nhé:

Người Do Thái Bida Jewitt là một trong số ít những người có số lượng công trình kiến trúc khổng lồ ở nước Mỹ. Ông được mệnh danh là “vua kiến trúc”. Năm 1960, số tài sản của ông đạt mức 200 triệu đô la.

Một trong số những nguyên tắc kiếm tiền quan trọng của Jewitt chính là: “Dù chỉ là 1 đô la, cũng phải kiếm về bằng được.”

Công ty của Jewitt rất nổi tiếng, khiến nhiều người luôn tò mò về bí quyết kiếm tiền của ông ta. Nghe câu hỏi ‘bí quyết kiếm tiền là gì’ từ nhiều người, Jewitt chỉ trả lời:

“Dù công ty có tiếng tăm lớn cỡ nào đi nữa, cũng không thể đảm bảo hợp đồng kiến trúc luôn tăng, thời thế của công ty luôn thịnh mà không suy. Vì vậy, chỉ cần có người yêu cầu hoặc đặt đơn hành, không ngại ít tiền, chỉ cần phù hợp với điều kiện, chúng tôi đều không chối từ.”

Nguyên tắc vàng để kiếm tiền của người Do Thái: Dù chỉ là 1 đô la, cũng phải cố gắng kiếm về... - Ảnh 1.

Tỷ phú người Do Thái này không chỉ thống trị trong ngành xây dựng, mà còn đạt được nhiều lợi nhuận lớn trong các ngành khai thác than, chăn nuôi, bảo hiểm, xuất bản, công ty truyền hình và thậm chí là báo chí, kiếm được lợi nhuận cực lớn cùng sự công nhận của toàn thể người trong giới.

Là một siêu tỷ phú, nếu chỉ xét về nguyên tắc kiếm tiền như trên, sẽ không đủ để giải thích lý do giàu có của ông. Bên cạnh đó, còn cần biết về ông qua nhiều khía cạnh như:

Jewitt là một doanh nhân lớn, nhưng việc điều hành chỉ dựa vào sức một mình ông, đối với thời đại ngày nay thì đó không phải một cách lãnh đạo sáng suốt.

Nhưng Jewitt làm vậy là vì muốn nắm bắt đầy đủ mọi thông tin liên quan, sau đó mở rộng thêm lĩnh vực khác, ngoài ngành xây dựng. Mà mục đính của việc này chính là khiến mọi giao dịch đều được xử lý bởi công ty mình, mà không cần “sang tay” cho công ty khác, không để họ “kiếm” được tiền của mình.

Nhờ vậy, một mặt, ông ấy có thể bảo đảm quyền tự chủ tài chính của công ty mình không bị người khác quản lý. Mặt khác, còn có thể tận dụng nó để đặt chân vào ngành tài chính, và thực sự “kiếm” về nhiều hơn nữa. Cái này người ta gọi là “một mũi tên trúng hai con nhạn.”

Nguyên tắc vàng để kiếm tiền của người Do Thái: Dù chỉ là 1 đô la, cũng phải cố gắng kiếm về... - Ảnh 2.

Theo triết lý kinh doanh của Jewitt, bất kỳ khoản tiền nào cũng phải do tự mình kiếm được, nhờ vậy giúp hoạt động kinh doanh của công ty phát triển mạnh, khiến công ty có thể thu được lợi nhuận lớn hơn.

Nói chung, nếu tỷ suất lợi nhuận của dự án trong hợp đồng là khoảng 20%, thì Jewitt sẽ có cách để đảm bảo lợi nhuận lên tới 30%. Hơn nữa, chi phí dự án đấu thầu của Jewitt còn luôn thấp hơn các công ty khác.

Ví dụ, một lần, Jewitt ký hợp đồng với một dự án của nhà máy nhiên liệu làm giàu ở Ohio với giá trị hợp đồng là 798 triệu đô la. Kết quả cho thấy Jewitt đã hoàn thành sớm hơn nửa tháng so với ngày ký kết trên hợp đồng và chi phí dự án sử dụng còn thấp hơn 260 triệu USD so với giá trị ghi trong hợp đồng, điều này thể hiện đầy đủ lợi thế mô hình kinh doanh của Jewitt.

Theo triết lý kinh doanh “Dù chỉ là 1 đô la, cũng phải kiếm về”, Jewitt không chỉ áp dụng nó cho chính mình, còn áp dụng nó cho cả khách hàng của mình, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, giúp họ kiếm thêm nhiều lợi nhuận trong thời gian sớm hơn.

Lấy khách hàng làm trọng, cách làm này không hề ảnh hưởng đến việc kiếm tiền của công ty ông, mà còn giúp ông kiếm được nhiều khách hàng trung thành cho công ty.

Ngoài ra, triết lý này còn muốn đánh bật lên một tư duy làm giàu khác của người Do Thái, đó chính là:

“Không nên xem thường những lợi nhuận nhỏ, đã làm kinh doanh thì không chê thu về ít tiền.”

Quy tắc này giúp cho nhiều doanh nhân có thêm niềm tin và tham vọng vào tương lai. Đồng thời, sẽ khiến họ giữ vững ý chí kiên trì và tinh thần làm việc chăm chỉ, tập trung vào việc “kiếm tiền”, thay vì chỉ chăm chăm nghĩ về “tiền” thôi.


Thiên Tuyết