Hitling là Giám đốc điều hành của một công ty nổi tiếng tại Mỹ. Mỗi ngày anh đều thức dậy lúc 6 giờ sáng, tập thể dục, đọc sách, suy nghĩ về những chuyện quan trọng phải làm trong ngày.
Một ngày nọ, anh chợt nảy ra suy nghĩ, quyết định gửi email cho 20 giám đốc điều hành của các công ty nổi tiếng mà anh quen biết, hỏi họ thường dậy lúc mấy giờ và làm những gì.
Anh gửi 20 email và nhận được 18 email phản hồi. Kết quả cho thấy, những người họ đều thức dậy trước 6 giờ sáng và muộn nhất là 6 giờ.
Điều này khiến Hitling cảm thấy vô cùng kinh ngạc.
Và bất ngờ hơn, những giám đốc điều hành này đều tận dụng khoảng thời gian sáng sớm, không phải để đọc sách, suy nghĩ, mà là rèn luyện thân thể.
Hitling không phải người đầu tiên phát hiện ra việc các CEO thích dậy sớm. Laura Vanderkam đã liệt kê một loạt những doanh nhân nổi tiếng thích dậy sớm trong sách:
Cựu CEO Apple, Steve Jobs: Thức dậy lúc 6 giờ hơn mỗi ngày.
CEO Apple, Tim Cook: Bắt đầu gửi email lúc 4:30 mỗi sáng.
Giám đốc điều hành Square, Jack Dorsey: Thức dậy lúc 5:30 mỗi ngày.
Nhà đầu tư nổi tiếng Jeff Jordan: Đến văn phòng lúc 5 giờ sáng.
Cựu Giám đốc Công nghệ và Chiến lược của Cisco, Padmasree Warrior: Thức dậy lúc 4:30 mỗi ngày.
CEO của AOL, Tim Armstrong: Thức dậy lúc 5 giờ mỗi ngày.
Cố CEO của Apple – Steve Jobs là người có thói quen dậy rất sớm
Tại sao những doanh nhân này đều thích dậy sớm như vậy?
Nguyên nhân trực tiếp là họ đã dành hết công sức cho công việc vào ban ngày. Vì vậy, để có được khoảng thời gian “của riêng mình”, hầu hết đều hình thành thói quen dậy sớm.
Nhưng thói quen này lại mang lại những lợi ích bất ngờ:
Việc dậy sớm cho phép họ dành thời gian tràn đầy năng lượng nhất cho bản thân. Đây cũng là lý do tại sao họ có thể làm những việc đòi hỏi rất nhiều tâm huyết trong khoảng thời gian này.
Thường những người văn phòng sợ nhất là phải dậy sớm. Rất nhiều người hình thành thói quen ngủ muộn. Lí do của họ cũng giống như những CEO kia, đều muốn tìm lại khoảng thời gian của riêng mình. Chỉ có điều, qua một ngày làm việc mệt mỏi, khoảng thời gian trước khi đi ngủ chỉ là “thời gian rác”, chất lượng không hề cao.
Do đó, hầu hết mọi người đều tận dụng khoảng thời gian này để giải trí, xem phim, nghe nhạc, chơi game, hoặc đi bar, uống rượu, tán gẫu.
Suy cho cùng, năng lượng của mỗi người đều như nhau. So với người ngủ muộn, những người dậy sớm chỉ dịch chuyển thời gian tỉnh giấc của họ lên vài tiếng đồng hồ, dành “khoảng thời gian vàng” tràn đầy năng lượng nhất cho bản thân mình.
Có bao nhiêu người có thể hiểu được lợi ích của việc đi làm sớm?
Trong cuốn “Những người thành công thường làm gì trước bữa sáng”, tác giả Laura Vanderkam muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Đừng coi thường tầm quan trọng của thời gian và năng lượng quản lí thời gian.
Theo tác giả, có những lúc, cuộc đua giữa người với người thực chất là cuộc đọ sức về mặt thể xác. Chỉ cần có một chút mẹo về phân phối năng lượng cơ thể đã có thể dễ dàng giành được chiến thắng.
Một nhà tâm lý học người Mỹ đã từng nói, trạng thái năng lượng đạt hiệu quả nhất của mỗi người trong một ngày, cũng chỉ có hai tiếng đồng hồ mà thôi.
Bạn muốn tận dụng khoảng thời gian này để làm những việc quan trọng hay lãng phí một cách vô nghĩa, phụ thuộc vào bạn suy nghĩ của bạn, bạn muốn sống cuộc sống như thế nào?
Nói đơn giản, sắp xếp thời gian hợp lí có thể mang lại cho chúng ta những lợi ích sau:
Phá vỡ quy luật thường ngày và nâng cao hiệu suất làm việc.
Nắm bắt cơ hội và nâng cao khả năng tập trung.
Giành được khoảng thời gian nhiều năng lượng nhất cho bản thân.
Giành thế chủ động trong những cuộc chiến trên đường đời.
Lập trước kế hoạch, chuẩn bị cho tương lai, không phải việc bạn đã làm trước được bao nhiêu, mà là sau khi bạn ý thức được đạo lý này, bạn sẽ có được năng lượng làm việc tuyệt vời, khiến hào quang của cuộc đời bạn trở nên rực rỡ hơn.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị