Hơn 2.000 năm nay, các Binh pháp gia đều tôn Quỷ Cốc Tử là Thánh nhân, Tung hoành gia tôn ông là thủy tổ, người xem mệnh bói toán tôn ông là tổ sư gia, Đạo giáo tôn ông là Vương Thiền lão tổ. Ngay cả đệ tử của ông cũng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất trong thiên hạ, từ đức độ cho đến tài năng đều xuất chúng muôn phần. Điều này cũng phần nào nói nên cách nhìn người chuẩn xác phi thường của ông. Theo ông, có những người, dù nỗ lực không ngừng, nhưng thiếu mất 4 điểm vẫn khó có thể công thành danh toại. Nếu cố gắng đọc kỹ, thay đổi bản thân, thành công tự nhiên sẽ tới.

1. Thành tín

Trong Luận ngữ có câu: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô khẩu, tiểu xa vô ngột, kì hà dĩ hành chi tai?“, đại ý là nếu con người không giữ chữ tín, cũng giống như một cỗ xe lớn không có đoạn gỗ chốt nối giữa càng xe và ách xe, xe sẽ không thể chạy được.

Người xưa có câu “Lời hứa đáng giá ngàn vàng”. Câu thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện về một danh tướng cuối thời Tần tên Quý Bố. Ông là người luôn biết giữ lời hứa, danh tiếng khắp vùng; nhiều người muốn kết giao làm bạn. Khi đó còn lưu truyền câu nói “Được trăm lượng vàng không bằng một lời hứa của Quý Bố”.

Sau này, bởi đắc tội với Lưu Bang, triều đình treo thưởng nếu ai bắt được ông. Tuy nhiên, những người bạn của ông không vì sự cám dỗ của tiền tài danh vọng; bất chấp nguy hiểm chu di cửu tộc bảo vệ và giúp ông thoát khỏi tai họa. Câu chuyện cho thấy một người thành tín tự nhiên sẽ nhận được sự giúp đỡ, tôn trọng và yêu mến của nhiều người.

Thủ tín, là một nhân cách đáng quý của con người mà chúng ta có dùng tiền cũng không mua được, đường đường chính chính làm người thì nên làm việc một cách rõ ràng rành mạch. Đừng bao giờ để người khác mất lòng tin vào bạn, bởi khi người khác tin bạn, đó chính là giá trị của bạn trong lòng người đó.

Thất tín là sự phá sản lớn nhất của đời người!

Bậc kỳ tài trong những kỳ tài, cao nhân trong những cao nhân Quỷ Cốc Tử chỉ rõ: Một người dù cố thế nào cũng không thể thành công vì thiếu 4 điểm!  - Ảnh 1.

2. Kiên trì

Thất bại không phải là bi kịch, nhưng dễ dàng bỏ cuộc thì có. Nếu không có tinh thần kiên trì không lay động, sẽ khó có thể tiếp tục. Nếu một người vì rào cản và thất bại dễ dàng từ bỏ, sẽ vĩnh viễn không thể làm nên đại sự.

Điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời là có thể biết được rằng mình sống để làm gì? Nhưng một người khi đã lựa chọn được con đường đi, mục đích và ý nghĩa của cuộc đời mình nhưng lại không có khả năng “kiên nhẫn, kiên định” thì thật khó để đi đến đích. “Kiên nhẫn, kiên định” là phẩm chất thể hiện một người có khí phách.

Mấu chốt của khí phách và lòng can đảm, sự hiểu biết của bản thân chính là tiếp nhận được sự không hoàn mỹ cũng như giới hạn của mình. Người thông minh sẽ hiểu rõ và tiếp nhận được những thiếu sót và sở trưởng của bản thân mình, từ đó mà thích ứng được với mọi hoàn cảnh.

Nhớ rằng, khi người khác bỏ cuộc, nếu chúng ta có thể kiên trì thêm một chút và nhẫn chịu, thì trong tương lai, khi nhìn lại, bạn sẽ thấy mình khác với bản thân xưa kia rất nhiều.

3. Độ lượng

Theo cao nhân Quỷ Cốc tử: Người không thành công, đại đa số đều cam chịu, không có chí cầu tiến; không có hoài bão rộng lớn và lòng bao dung, độ lượng.

Khi kết giao tiếp xúc với người khác, cần học cách nhìn vào ưu điểm của họ mà tự đề cao bản thân, nỗ lực, cố gắng học hỏi. Đối với cấp dưới, cần học cách giao quyền; để họ có thể phát huy sở trường của bản thân, mới có thể phát huy hết tiềm năng của họ.

Bậc kỳ tài trong những kỳ tài, cao nhân trong những cao nhân Quỷ Cốc Tử chỉ rõ: Một người dù cố thế nào cũng không thể thành công vì thiếu 4 điểm!  - Ảnh 2.

Có câu chuyện: Trong thời gian Trương Tri Thường còn ở thái học viện, một hôm gia đình nhờ người mang đến cho anh 10 lạng vàng. Một người bạn cùng phòng thừa lúc Trương Tri Thường vắng mặt đã lén mở hành lý lấy mất số vàng ấy. Quan viên của học viện triệu tập những người ở cùng phòng tiến hành kiểm tra hành lý. Nhưng khi tìm được số vàng, Trương Tri Thường lại từ chối: “Đây không phải vàng của tôi”.

Đêm khuya, người bạn cùng phòng bí mật trả lại số vàng vào trong ống tay áo của Trương Tri Thường. Trương Tri Thường biết gia cảnh anh ta nghèo khó, bèn tặng anh ta một nửa số vàng.

Trương Tri Thường tặng vàng cho bạn, đây là điều chúng ta có thể lý giải được. Nhưng ngay lúc tìm được số vàng lại từ chối để bảo toàn nhân phẩm cho người, ấy là điều không phải ai ai cũng làm được.

Vậy mới thấy, một người khoan dung độ lượng sẽ dễ dàng biết tha thứ và tìm được niềm vui cho bản thân; từ đó mang lại sự trí dũng cho bản thân, cũng có thể ngẩng cao đầu thoát khỏi bế tắc. Độ lượng là biểu hiện của khiêm nhường. Trong ba người ắt sẽ có người là thầy của ta; bởi vậy đừng nên xem thường hay đánh giá thấp bất cứ ai. Hãy tìm ra điểm yếu của mình ở sai lầm của người khác; đừng nên tôn sùng bất kỳ ai nhưng luôn cần có tinh thần học hỏi những điểm mạnh của họ.

4. Tự ràng buộc bản thân

Người không thành công, thường khả năng tự hạn chế bản thân rất kém.

Người xưa có câu: “Thư kiến hiền học cung hành, quan ái dân nghiệp chủng đức“, ý nói: Người đọc sách mà không tu dưỡng đức, thì chỉ là nô lệ của chữ. Làm quan mà không thương yêu che chở dân thì chỉ là cường đạo mặc áo mũ chỉnh tề. Dạy tri thức mà không tán thành thực hành thì chỉ như hòa thượng thuận miệng tụng kinh mà không ngộ Pháp. Người tạo dựng sự nghiệp mà không chú trọng tu dưỡng phẩm hạnh đạo đức thì cũng chỉ như đóa hoa nở, trong nháy mắt sẽ héo tàn.

Bậc kỳ tài trong những kỳ tài, cao nhân trong những cao nhân Quỷ Cốc Tử chỉ rõ: Một người dù cố thế nào cũng không thể thành công vì thiếu 4 điểm!  - Ảnh 3.

Tự ràng buộc, hạn chế, ước thúc bản thân chính là trân quý bản thân mình một cách thực sự, là một loại đạo đức cao thượng. Người tự ước thúc được bản thân sẽ “không ngông cuồng dựa vào thế lực, không bị cám dỗ bởi sự tình bên ngoài”. Trong lòng họ luôn vững như dãy trường thành, có thể ngăn chặn được sóng cao vạn trượng.

Người tự hạn chế, ước thúc được bản thân có thể thẳng thắn đối mặt với chính mình. Người ấy có thể dùng tâm thuần khiết đối đãi với người khác, hiệp nghĩa khi kết giao bạn bè, giữ được chính nghĩa, không thiên vị, có thể ngẩng đầu đứng ngạo nghễ, hiên ngang như cây trúc. Người ấy, khi đối mặt với muôn hình muôn vẻ sự hấp dẫn thì tâm không động, mắt không mê, miệng không tham. Sở dĩ có thể làm được những điều ấy, bởi họ luôn có lòng tự tôn và tự tin vào bản thân mình.

(Aboluowang)


Đậu Đậu

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị