01. Sức khoẻ là móng của một ngôi nhà 

Tôi có một gia đình rất đông, anh chị em cực nhiều, bạn bè xung quanh khi biết được hoàn cảnh đều cảm thán: “Chắc lúc nhỏ các bạn vất vả lắm”. Mỗi lần như thế tôi đều đáp lại: “Không đâu, giờ nhớ lại lúc nhỏ toàn là chuyện vui thôi.”

Sau khi bị hỏi quá nhều, có lần tôi tò mò hỏi mẹ tôi: “Nuôi con tốn nhiều chi phí, cha mẹ lấy gì nuôi mấy anh em bọn con vậy ạ?”

Lúc đó mẹ nói với tôi rằng: “Chỉ cần các con đều khỏe mạnh, dù có tiền hay là không, cả nhà vẫn phải cố gắng sống tới cùng”. 

Đúng vậy, sức khỏe giống như là móng của một ngôi nhà. Không có nó, tất cả đều là hư vô. 

Anh trai làm bác sĩ thường rủ người nhà tập dưỡng sinh, chúng tôi đều cười nhạo anh ấy, rõ là mới có 30 tuổi đầu, mà lại sống như cụ già 60 tuổi vậy.

Anh ấy nói với chúng tôi, giữ gìn sức khỏe, không phải là cho mình, mà là cho cả gia đình. 

Do yếu tố nghề nghiệp, anh ấy đã thấy rất nhiều gia đình vì bệnh tật mà tan cửa nát nhà:

Con cái bệnh, đôi vợ chồng tiêu hết tiền tiết kiệm, mỗi ngày đều rửa mặt bằng nước mắt; 

Chồng bệnh, vợ yếu con thơ bất lực, một gia đình lung lay sắp đổ; 

Vợ bệnh, một mình gà trống nuôi con, một bát cơm nóng còn ăn chưa đầy một miệng, cũng thật đáng thương; 

Người già bệnh, cả nhà mặt ủ mày rũ, thậm chí là tranh chấp ầm ĩ không thôi…

Bình thường, mỗi thành viên trong nhà đều cố gắng vì một căn nhà to hơn, tiền tiết kiệm nhiều hơn, nhưng khi cơ thể xảy ra vấn đề thì sẽ hiểu được rằng, vật ngoài thân chẳng thể đổi lấy sức khỏe, mà không có sức khỏe, dù cho nhà có nhiều vật ngoài thân đi chăng nữa, cũng sẽ không hạnh phúc. 

3 dấu hiệu của một gia đình ngày càng hưng thịnh: Điều số 1 là nền móng, không có nó sớm muộn gia đình cũng lụn bại! - Ảnh 1.

  02. Gia đình hoà thuận 

Nhiều nhà trong phòng khách có treo câu “Gia hòa vạn sự hưng”. Vậy, sao gia hòa thì mới vạn sự hưng?

Vì một nhà không ầm ĩ, đoàn kết một lòng, hòa thuận, không phí thời gian vào những mâu thuẫn gia đình, như vậy, các thành viên trong gia đình mới có cảm giác hạnh phúc, có động lực và tinh lực để đầu tư cho sự nghiệp hơn; hiểu nhau hơn, tránh những xung đột. 

Nhưng muốn gia đình hòa thuận, quan trọng nhất chính là: Ít đi một phần trách cứ, nhiều thêm một phần đoàn kết. 

Có một câu nói như này: Nói ra một câu trách cứ, thì sẽ có 2 phần đúng sai, hai người đột nhiên trở mặt, chẳng còn cảm giác yêu thương gì nữa.

Rất nhiều lúc, buông lời trách mắng một câu thôi, thì đã là tổn thương rồi,chỉ khiến người mắc lỗi càng thêm buồn bực, hoặc là kích thích đối phương chống trả mà không ý thức được lỗi lầm của bản thân. Tóm lại, chẳng giải quyết vấn đề gì cả.  

Một gia đình hòa thuận cũng như hàng ngàn gia đình khác, một ngày ba bữa, chuyện lông gà vỏ tỏi, nhưng đến lúc gặp khó khăn, mỗi thành viên trong một nhà đều tự hiểu rằng: Người một nhà, thì phải đoàn kết. 

Đoàn kết giống như là nóc nhà vậy, có nó, phong ba mấy cũng vượt qua. 

3 dấu hiệu của một gia đình ngày càng hưng thịnh: Điều số 1 là nền móng, không có nó sớm muộn gia đình cũng lụn bại! - Ảnh 2.

  03. Biết giới hạn 

Có người nói: Căn nguyên tất cả nỗi thống khổ của con người, đều bắt nguồn từ cảm giác thiếu giới hạn. 

Cái gọi là cảm giác thiếu giới hạn, chính là biết cái gì là có thể, cái gì là không thể. Lúc nên gật đầu thì gật đầu, nên từ chối thì từ chối. 

Yêu thương con cái thì được, nhưng vào lúc thích hợp thì phải buông tay, để nó học được cách tư duy độc lập, không cướp đoạt đi cơ hội trưởng thành của nó;

Giám sát bạn đời thì được, nhưng lại không thể ép bức, phải học cách lắng nghe, tiếp thu, tôn trọng ý kiến đối phương;

Hiếu thảo với cha mẹ thì được, nhưng không thể vì cái hư danh làm tròn “chữ hiếu” mà ra vẻ , bảo vợ con trả hóa đơn vì mặt mũi của bản thân.

Giúp họ hàng thì được, nhưng để cứu lấy cái nghèo thì thôi, bản thân không nỗ lực để sống tốt hơn, thì ai giúp cũng vô dụng. Giúp được là cái tình, không giúp thì cũng là bổn phận. 

Trái đất rộng lớn, có thể trở thành người một nhà ắt có một cái duyên đặc biệt nào đó, cái duyên này không phải đổi lấy bằng tiền, nên là phải trân trọng lẫn nhau.  

Mỗi người trong nhà đều làm tốt công việc của mình, bớt can thiệp vào chuyện của người khác, lúc giúp người khác thì phải có điểm dừng, lúc xin người khác cũng phải giữ mặt mũi. 

Cảm giác giới hạn giống như là bức tường của mỗi nhà, có thể khiến mỗi người sống chung mà không vượt quá giới hạn, khiến mỗi người đều cảm nhận được mối quan hợp hoàn mỹ và thoải mái. 


Long Đỗ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị