Bên cạnh những người thích sự ồn ào, sôi nổi, những bữa tiệc hoành tráng và bầu không khí náo nhiệt thì lại có những người trầm lặng, họ thích sự yên tĩnh và sâu lắng.
Chúng ta thường quy cho họ cái tên người ít nói, nhút nhát, giao tiếp kém. Nhưng sự thật có đúng như điều ta thường nghĩ?
1. Người ít nói là người giao tiếp giỏi
Khi nhắc đến giao tiếp giỏi ắt hẳn trong chúng ta sẽ nghĩ đến một người nói nhiều hoặc ít nhất là biết bắt chuyện, biết làm quen với những người xung quanh.
Người ít nói không phải là người không biết cách giao tiếp mà họ biết nói đúng lúc, đúng chỗ. Bởi đôi khi im lặng không nói gì mới là thứ âm thanh có sức tấn công mạnh mẽ nhất. Người ít nói sẽ dùng nhiều thời gian để suy ngẫm, để quan sát người khác hơn, có thời gian để làm việc, trở thành một người trong cuộc sáng suốt.
Đấy cũng là lý do tại sao khi người ta nói thì họ có sự đầu tư vô cùng lớn, nói làm sao cho hay và nói làm sao để truyền đạt hết những gì mình muốn bày tỏ đến với người nghe.
Người ít nói là bậc thầy của sự lắng nghe
2. Người ít nói hiếm khi nặng lời với những người khác
Người ít nói hiếm khi to tiếng, có những hành động thái quá hay làm tổn thương người khác. Bạn sẽ khó thấy được cảnh một người bạn ít nói của mình ăn nói cuống cuồng, một nhân viên trầm tính ca vãn về sếp. Điều đó đơn giản là vì họ không “doạ nạt” những người xung quanh mà cố gắng để mọi chuyện nhẹ nhàng nhất có thể.
3. Người ít nói là bậc thầy của sự lắng nghe
Người ít nói có khả năng làm đối phương thỏa mãn là được nói và ít phải nghe hơn, sẽ thích làm sao khi họ hỏi lại những thông tin mình vừa kể. Ở đây lắng nghe không hẳn là đồng cảm. Bởi vì lắng nghe bao hàm với tất cả các đối tượng và không nhất thiết phải là những người thân thuộc với mình hay với những vấn đề nóng hổi, mà đơn giản họ chỉ là người đứng đó lắng nghe mà không phán xét người nói.
Bạn thấy thế nào khi một ngày bạn biết rằng người kia nhớ những chi tiết trong câu chuyện tầm phào mà chính bạn nhiều khi còn không nhớ là mình đã kể ra? Vậy nên người ít nói là bậc thầy của sự lắng nghe, là người giao tiếp cực kỳ giỏi.
4. Người ít nói rất chăm chỉ và sống nội tâm
Ở một khía cạnh nào đó, người ít nói sẽ không thích chia sẻ quá nhiều về những câu chuyện bản thân và cũng không thích có bạn mới. Vì vậy, họ dành hết tâm huyết cho những gì ở quá khứ và hiện tại: công việc, gia đình, bạn thân, người cũ…
Người ít nói biết dùng cô đơn thành điểm mạnh
Rời xa những bữa tiệc hay các cuộc vui chơi ồn ào, người ít nói lao đầu vào công việc rồi kết thúc một ngày trong ngôi nhà quen thuộc. Với họ, cuộc sống bình yên, không ồn ào chính là điểm tựa vững chắc không có gì thay đổi được.
5. Người ít nói cô đơn và biến cô đơn thành điểm mạnh
Albert Einstein- nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại từng nói, “Sự buồn tẻ và cô đơn của một cuộc sống thinh lặng kích thích một tinh thần sáng tạo”.
Trong cuộc sống hối hả, những người ít nói dễ bị quên lãng. Nhưng những người được nhớ đến cũng không ít, họ là biên kịch, nghệ sĩ, nhạc sĩ và những người có suy nghĩ sáng tạo, tìm ra nguồn cảm hứng từ chính một thứ và duy nhất một thứ: sự cô đơn.
https://cafebiz.vn/dung-tu-ti-khi-la-nguoi-it-noi-ban-chinh-la-thoi-nam-cham-bi-an-so-huu-5-uu-diem-ma-bat-cu-ai-cung-dang-them-khat-20220317163615985.chn
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị