Chuyên gia tâm lý học cho rằng, con cái bất hiếu hoá ra hoàn toàn là do cha mẹ “bồi dưỡng” mà nên. Cách giáo dục không thích đáng của cha mẹ đã để lại trong tâm con trẻ sự oán trách, ám ảnh, bình thường không dễ biểu hiện ra, chỉ khi chịu sự xung kích mới bộc phát.
Dưới đây là 3 hành vi của cha mẹ vô tình gieo ‘mầm ác’ cho con:
1. Đánh mắng con cái
Trong thực tế, không phải lúc nào con cái cũng ngoan ngoãn và vâng lời cha mẹ. Cũng sẽ có những lúc trẻ nghịch ngợm, phá phách hoặc phạm phải những lỗi sai khiến cha mẹ không hài lòng. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh lại có nhiều xu hướng chửi mắng, la rầy con cái hoặc đôi lúc sẽ sử dụng đến đòn roi, trừng phạt con theo nhiều cách khác nhau. Nhiều người cho rằng phải sử dụng các biện pháp mạnh như thế mới có thể răn đe và giáo dục con tốt hơn.
Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu cho biết rằng, đánh mắng con cái cũng là một trong các hành động ngược đãi trẻ nhỏ về mặt tinh thần. Nếu thường xuyên bị la mắng, đánh phạt thì trẻ sẽ có nhiều khả năng mắc phải các bệnh tâm lý như trầm cảm, lo âu. Thậm chí, con trẻ sẽ rất dễ sinh ra ác cảm và tâm lý oán giận với cha mẹ. Sau này con trẻ cũng sẽ “lấy đạo của người trả lại cho người”, chủ động bạo hành người khác.
Tiến sĩ – Bác sĩ Lim Boon Leng – Bác sĩ thần kinh của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Tâm lý người Singapore cũng đã từng chia sẻ rằng “Cha mẹ quát mắng con thường xuyên sẽ gây ra những tổn thương cực nguy hiểm cho trẻ nhỏ”. Những trẻ này sẽ có xu hướng trở nên nhút nhát, sợ sệt, quá trình phát triển hành vi cũng bị cản trở rất nhiều.
2. Thích bao bọc, chiều chuộng con cái
Cha mẹ đôi khi vì thương con mà nuông chiều mù quáng, tước đoạt đi những cơ hội trưởng thành và tạo nên những con người ích kỷ, chỉ hiểu rằng cung phụng, hưởng thụ chứ không biết phục vụ và yêu thương.
Một đứa trẻ được bảo bọc từ nhỏ, cơm đút tới miệng, nước dâng tận môi, được dành cho những món tiêu hóa, đồ chơi đẹp, muốn gì được nấy mà không biết những thứ đó từ đâu ra thì lớn lên chắc chắn là đứa trẻ đó sẽ thành một con người chỉ quen hưởng thụ, nếu không được đáp ứng sẽ quay lại oán trách cha mẹ.
Một đứa trẻ được cha mẹ bảo bọc từ trong trứng nước, không từng sứt đầu mẻ trán, không từng đi xa một mình, không từng được thực hiện ước mơ… chắc chắn là sẽ lớn lên với tâm lý ỷ lại và thụ động, chỉ trông chờ vào sự xếp đặt của người khác.
Một đứa trẻ không quen lao động, không biết cha mẹ mình đã khổ cực thế nào để kiếm tiền thì chắc chắn là xem việc được nuôi nấng, bảo bọc là chuyện đương nhiên, không luôn phải hàm ơn dưỡng dục.
Những đứa trẻ được giáo dục thế nào sẽ hình thành tính cách như thế đó. Muốn con nên người, hãy để cho chúng tự lập, tặng cho chúng chiếc cần câu thông qua những bài học kỹ năng, bồi dưỡng tri thức… chứ không phải tặng cho con cá để chúng chỉ việc ngồi xuống và ăn
3. Thích khoác lác
Rất nhiều cha mẹ thích khoác lác về tiền bạc, quyền thế trước mặt con trẻ. Như vậy rất dễ khiến cho con cái tiếp thu một loại tư tưởng vụ lợi.
Những kiểu cha mẹ như thế không thể bồi dưỡng nên một đứa con hiếu thuận, hơn nữa còn là tiền đề tạo ra những hành vi tiêu cực cho con. Đó là nguyên nhân dẫn đến những hành vi phi đạo đức của đứa trẻ, khiến chúng lười lao động, càng thích gây chuyện thị phi.
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-noi-tieng-tre-ua-bao-luc-hon-hao-deu-bat-nguon-tu-3-thoi-quen-vo-tu-cua-cha-me-20220405121931715.chn
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị