Cổ nhân có câu: “Không nhịn được việc nhỏ, sẽ làm hỏng việc lớn”. Người nhẫn nhịn thường sống kín đáo, sỡ hữu một trí tuệ rộng lớn, biết nhìn xa trông rộng. Từ xưa đến nay, đã là người làm được việc lớn thì đều có khả năng nhẫn nại, khả năng nhẫn nại lớn đến đâu làm được việc lớn đến đó.
Lão Tử nói: “Thiên Đạo không tranh mà Thiện thắng, không nói mà Thiện ứng”.
Phật giáo giảng: “Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành, ‘Nhẫn’ là đệ nhất”.
Khổng Tử cũng từng nói: “Việc nhỏ không nhẫn, tất loạn việc lớn”, hay: “Bậc quân tử không có tranh giành”.
Trong lịch sử hay văn học có rất nhiều nhân vật nhờ nhẫn mà làm thành được việc lớn, nổi bật là thời kỳ Tam Quốc.
Nhẫn không chỉ là một loại trí tuệ, mà còn là một loại mưu lược. Người muốn đạt được đại sự cần phải có chí lớn, và “nhẫn” chính là một loại sức mạnh to lớn nhất, cũng thể hiện tầm vóc của ý chí. Vậy nên người có tâm đại nhẫn là không gì sánh được.
1. Giả Hủ: Mưu sĩ kì tài, người hiếm hoi có cái kết tốt đẹp
Trong số các mưu sĩ lừng danh thời Tam Quốc, nhiều người có kết cục đoản hậu: Quách Gia chết yểu, Mao Giới khoác danh phản đồ, Tuân Úc chết bí ẩn và đầy tức tưởi, Hứa Du chết oan khiên…, chỉ có Giả Hủ thanh nhàn, vô lo sống tới cuối đời. Không phải ngẫu nhiên ông có được kết cục tốt đẹp như vậy. Trong thời Tam Quốc loạn lạc, Giả Hủ nhiều lần đổi chủ, câu hỏi về chữ ‘trung’ bị đặt nghi ngờ. Thế nhưng, nhờ chữ Nhẫn kiên định, chọn minh chủ phò tá sáng suốt, ông lại là người hiếm hoi có vận mệnh tốt lành về sau. Chính ông, là người khiến Tào Tháo quyết định lập Tào Phi làm người kế vị, được coi là là bậc khai quốc công thần của nhà Tào Nguỵ và cũng là mưu sĩ được Tào Tháo tin tưởng nhất.
Nhân vật Giả Hủ trên phim
Giả Hủ ít khi bày mưu mô, không mấy giao thiệp bạn bè, việc hôn nhân cũng không kết với danh môn vọng tộc. Giả Hủ khép mình rất chặt. Giả Hủ được đánh giá là người kiệm lời, khi cần nói sẽ không nói thừa dù chỉ một từ. Trong vai trò phò tá Tào Tháo, ông là nhà quân sự, là mưu sĩ lừng danh, được đánh giá là người sáng tạo, biết nhìn ra trông rộng, biết tính người, nhìn thấu tâm can người khác. Giả Hủ “liệu việc như thần” là vì “hiểu người như thần”, “biết người cũng tự biết mình”, nhờ chữ Nhẫn, chữ Trung mà vô cùng được lòng bậc thầy đa nghi Tào Tháo.
2. Lưu Bị: Người kiên trì nhẫn nhịn cả một đời
Năm đó, Tào Tháo và Lưu Bị hai người đều phóng khoáng anh hùng, tay chỉ giang sơn, một người hào hùng, ngang ngược, một người hướng nội, tài năng.
Tào Tháo nói rằng, có thể gọi là anh hùng thì phải là người có ý chí lớn, tâm phải có suy nghĩ tốt, phải biết co biết duỗi, trong thiên hạ chỉ có hai chúng ta.
Lúc này Lưu Bị ở xa, lo rằng Tào Tháo sẽ ganh tị với mình, vì vậy đã bất lực, chỉ cần 1 chút chuyện nhỏ cũng sẽ cố tình tỏ vẻ sợ hãi.
Như Tào Tháo đã nói, Lưu Bị là người có ước mơ, biết co biết duỗi, sẽ không dũng cảm nhất thời, trước sau như một.
Lưu bị sống nửa đời bị vùi dập, ba lần đích thân đến mời gặp Gia Cát Lượng, mới có thể gặp.
Rất nhiều người có thể không biết, Lưu Bị 46 tuổi là ông chú trung niên, không có thành công, nhưng vô cùng nổi tiếng trên giang hồ, còn Gia Cát Lượng khi 25 tuổi, rất nổi tiếng nhưng lại chưa hề chứng minh được bản thân.
Lưu Bị có thể mời 2 huynh đệ Quan Vũ, Trương Phi, cả 3 nhân vật ở độ tuổi 40 đi mời 1 tên tiểu tử, kính trọng mời đến 3 lần mới được.
Với thái độ nhượng bộ hết sức, hạ thấp thân phận để mời được 1 người, hỏi mấy có ai có thể làm được, Tào Tháo không thể, Viên Thiệu lại càng không.
Hay trong câu chuyện binh đao, càng thấy rõ phẩm chất “đại nhẫn”, không bao giờ bỏ cuộc của Lưu Bị.
Chính trong trận Xích Bích, Tôn- Lưu liên thủ giành được thắng lợi, Lưu Bị mới có thể đạt được vị thế của bá chủ 1 phương, sự nghiệp bước vào thời kì ổn định, khi đó ông đã gần 50 tuổi.
Trận ở Hán Trung, khi Lưu Bị đã gần 60 tuổi cuối cùng đã chiến thắng Tào Tháo 1 lần.
Sau trận ở Di Lăng, Lưu Bị đã bị Lục Tốn – hậu sinh của Đông Ngô thiêu chết tại thành Bạch Đế.
Một người bất kể gặp phải bao nhiêu khó khăn, phong ba như thế nào, chỉ cần có thể kiên trì thực hiện giấc mơ của mình, như vậy rất hiếm có. Kiên trì nhất thời thì dễ, nhưng kiên trì cả đời là vô cùng khó. Kiên trì cả cuộc đời như Lưu Bị ắt hẳn không phải người thường.
3. Tôn Quyền: Người có tâm đại nhẫn nhìn xa trông rộng
Tôn Quyền có chí hướng từ thời trẻ, khi mười tám tuổi đã lên nắm quyền lớn ở Giang Đông, thay cho anh trai là Tôn Sách đã mất. Do Tôn Quyền có tài, lại chú ý hội tụ mọi người, nên nhanh chóng giành được uy vọng, khiến cho cục thế Đông Ngô ổn định giữa thời hỗn loạn. Tôn Quyền cũng thiết lập liên minh với Lưu Bị, chung cuộc giành thắng lợi trong trận Xích Bích, được ba phần cõi trần. Sau đó, Tôn Quyền còn lấy lại được Kinh Châu vốn bị Lưu Bị chiếm cứ, chém được Quan Vũ là mãnh tướng, đồng thời là nhị đệ của Lưu Bị.
Năm 220 sau khi Tào Tháo chết, Tôn Quyền giành lại được Kinh Châu. Lúc này Tôn Quyền vì để bảo toàn đất đai của nước Ngô, cũng kìm chân Lưu Bị, nên đã xưng thần với Tào Phi.
Mãi cho tới năm 229, Tôn Quyền mới chính thức lên ngôi, dời đô vun đắp cơ nghiệp. Tôn Quyền cũng là một trong những bậc quân vương tại vị lâu nhất, sống thọ nhất trong thời Tam Quốc, đây mới chính là nụ cười đích thực chung cuộc của người đại nhẫn có tầm nhìn xa trông rộng.
4. Tào Tháo: Người có khí phách nhẫn nhịn nhất
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, hầu như Tào Tháo để lại cho người đọc ái chiêu an là con người bất nhẫn và đa nghi. Thực ra để có thể biến Nguỵ quốc trở thành nước mạnh nhất thời Tam Quốc, ngoài việc có tài chính trị và quân sự, Tào Tháo còn là người có tâm đại nhẫn và mến chiêu an người tài.
Tào Tháo bị Nễ Hành mắng như tát nước vào mặt, thế nhưng Tào Tháo vẫn rộng lượng lặng yên với sự suồng sã của Nễ Hành, thậm chí còn đưa ông ta an toàn tới Kinh Châu với Lưu Biểu.
Khi Viên Thiệu tiến công Tào Tháo, Trần Lâm có giúp Viên Thiệu viết ba bài hịch, mắng chửi cha ông nhà Tào Tháo. Thậm chí khi đọc những bài hịch của Trần Lâm, chính Tào Tháo cũng phải vã mồ hôi. Sau này, khi bắt được Trần Lâm, Tào Tháo chẳng những tha chết mà còn để ông ta giữ chức trách chẳng thể xem nhẹ.
Đây chính là tâm đại nhẫn với phong độ cực kỳ cao quý của Tào Tháo. Vì thế mà xung quanh ông mới tập hợp nhiều những văn thần võ tướng với tố chất cao, giúp ông biến Tào Ngụy trở thành nước lớn mạnh nhất trong Tam Quốc.
5. Tư Mã Ý: Người có thể nhẫn chịu thành công nhất
Tư Mã Ý là người thật sự có thể giấu mình chờ thời, đây chính là nhân vật thành công nhất thời Tam Quốc. Thời niên thiếu Tư Mã Ý dựa vào năng lực chịu khó chịu khổ để tiến thân đến trung niên về già thì nhẫn để chiến thắng đối thủ.
Tư Mã Ý phục vụ bốn đời nhà Ngụy đế từ Tào Tháo , Tào Phi, Tào Duệ, Tào Phương. Trong thời kì đầu dưới thời Tào Tháo ,Tào Phi, Tào Duệ, Tư Mã Ý luôn thể hiện mình là người thông minh giả ngốc, ông thu mình hết mức trong việc giao tiếp và thể hiện tài năng của mình luôn nhẫn nhịn, chịu đựng khi bị sĩ nhục cho đến khi Tào Tháo ,Tào Phi, Tào Duệ qua đời và kỳ phùng địch thủ Gia Cát Lượng ra đi vì hao tâm tổn trí thì lúc này Tư Mã Ý mới trỗi dậy, mài kiếm 20 năm dụng 1 lần để định đoạt thiên hạ trong tay.
Đỉnh cao của việc nhẫn nhịn này phải nói đến việc Tư Mã Ý lừa Tào Sảng bằng cách giả ốm nằm liệt tại phủ của ông và sau đó vào năm công nguyên 249 thừa cơ trời khi Tào Phương và Tào Sảng tổ chức nghi lễ bái ngoài thành Lạc Dương, được sự trợ giúp của một số vị quan chống Tào Sảng, Tư Mã Ý đã nổi dậy và phát động 1 cuộc đảo chính gọi là sự biến Lăng Cao Bình, sau đó buộc tội và giết chết đại tướng quân Tào Sảng để biến mình thành người quyền lực nhất thời loạn thế Tam Quốc và cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn sau này và câu nói nổi tiếng phù hợp với Tư Mã Ý có lẻ là câu này: Quân tử trả thù mười năm chưa muộn
Nhẫn nại là một loại tu dưỡng cũng là điều kiện quan trọng trong đối nhân xử thế. Người có tâm đại nhẫn có thể bao dung mọi việc phân ưu trong đời, không sợ phiền phức, có thể kiên trì, kiên nhẫn đến cuối cùng vì đó làm nên đại nghiệp.
https://cafebiz.vn/dinh-cao-nhan-trong-tri-tue-tam-quoc-mai-kiem-20-nam-dung-1-lan-de-dinh-doat-thien-ha-trong-tay-nguoi-dai-nhan-at-lam-nen-dai-su-20220316095943725.chn
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị