Phương pháp JARS còn được gọi là phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng 6 chiếc hũ. Tổng thu nhập chia đều làm 6 phần tương ứng với 6 mục đích khác nhau.
Nhiều người nghĩ rằng việc quản lý tài chính cá nhân chỉ cần thiết khi có nhiều tiền, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi nếu không biết cách quản lý tốt những gì đang có thì khi có thêm hoặc mở rộng, mọi thứ sẽ trở nên rắc rối, bế tắc hơn mà thôi.
Bên cạnh đó, cũng có những người lập luận rằng việc quản lý tài chính khiến bản thân cảm thấy bị mất tự do. Nhưng nếu nghĩ ngược lại, người lập kế hoạch đang được sống tự do trong khuôn khổ. Điều này làm họ an tâm trong mọi hoạt động xử lý phát sinh hay sự cố trong cuộc sống mà không cần quá lo lắng.
Hơn nữa, việc quản lý tài chính không phải là bủn xỉn, keo kiệt, hà tiện… đừng nhầm lẫn giữa những khái niệm này.
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 chiếc hũ
Phương pháp JARS còn được gọi là phương pháp quản lý tài chính bằng 6 cái hũ. Số tiền kiếm được chia đều làm 6 phần tương ứng với 6 mục đích khác nhau.
1. Quỹ thiết yếu = 55%
55% số tiền được dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu hàng ngày như ăn uống, đi lại, tiền nhà, hóa đơn điện nước, nhu cầu thiết yếu để duy trì cuộc sống. Nếu quỹ chi tiêu thiết yếu ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường nguồn thu hay cắt giảm chi phí để đảm bảo dòng tiền.
2. Quỹ tiết kiệm = 10%
Tiết kiệm 10% thu nhập trong thời gian dài để thực hiện các dự định trong tương lai. Bạn sử dụng quỹ cho những mục tiêu lâu dài, quan trọng khi cơ hội tốt đến.
Xin lưu ý: quỹ này không phải là tiết kiệm tiền dành cho khi khó khăn.
3. Qũy giáo dục = 10%
Quỹ giáo dục để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là việc học; “tầm vóc” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, tiền tài, danh vọng hạnh phúc.
Mua sách, học phát triển bản thân ; tham gia các khóa học, gặp gỡ, học hỏi từ những những người thành công.
4. Hưởng thụ = 10%
Đây là quỹ để phục vụ cho hoạt động vui chơi. Giúp kích thích tiềm thức phát triển. Đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn. Tăng kiến thức, vốn sống. Thế nhưng nên nhớ chỉ dành 10% cho quỹ này thôi nhé!
5. Cho đi = 5%
Số tiền này được dành cho người khác. Thể hiện trách nhiệm xã hội, lòng biết ơn với cuộc sống. Làm từ thiện; giúp đỡ người thân; xã hội, các hoạt động cộng đồng.
6. Quỹ tự do = 10%
Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác.
Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con ngỗng” đẻ trứng vàng khi không còn làm việc. Chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.
Lưu ý: Không bao giờ được ăn thịt con ngỗng
Vấn đề cho tiền vào các lọ này cần được thực hiện hàng ngày, tôi nói là HÀNG NGÀY. Nếu bạn làm hàng ngày nhưng số tiền chỉ tăng vào mỗi cuối tháng, tức là bạn đang chỉ làm công, ăn lương. Hãy tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động khác để bổ sung nguồn thu của mình mỗi ngày.
Quỹ tự do tài chính, bạn không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này, chỉ dùng nó để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động
Có nhiều phương pháp quản lý tài chính cá nhân khác nhau như 50/50, Chi phí = thu nhập – chi phí…, nhưng Jars là phương pháp được nhiều người sử dụng thành công nhất.