Friedrich Wilhelm Nietzsche nói: “Con người là một sợi dây thừng nối giữa siêu nhân và cầm thú.”

Thứ khó nắm bắt nhất trên đời này chính là lòng người.

Khi bạn tin rằng “nhân chi sơ, tính bản thiện”, luôn có những cái ác bất ngờ xảy ra khiến bạn phải hối hận vì đã quá tốt bụng.

Khi bạn tin rằng “nhân chi sơ, tính bản ác”, luôn có một sự tử tế nào đó bất chợt xảy đến khiến bạn nhen nhóm hy vọng về bản chất con người.

Bản chất con người, hay lòng người là vô cùng phức tạp, ích kỷ và vị tha, xấu tính và cao thượng, hèn nhát và mạnh mẽ, có thể đồng thời tồn tại ở một người.

Một nhà văn người Trung Quốc có tên Liu Yong từng nói: “Tôi chưa bao giờ tin rằng trên đời này có thánh nhân, tôi chỉ biết rằng bất kể là hiền nhân, vĩ nhân, người tốt, kẻ xấu, đại nhân, tiểu nhân, ai cũng đều là ‘con người’ cả.”

Tự cổ chí kim, vui buồn yêu hận bi hỉ, tất cả đều không thể tách rời khỏi bản chất của con người.

Khi bạn hiểu được bản chất con người, bạn sẽ thấy rằng “mọi thay đổi đều không thể tách rời nguồn gốc của nó”, và bạn sẽ không ngạc nhiên khi gặp điều gì đó bất ngờ, bởi lẽ bạn đã học cách đối mặt với những hiện tượng thế giới này bằng một tâm trí hết sức điềm tĩnh.

Trải qua đủ dâu bể cuộc đời, tôi thấm thía: Thứ khó nắm bắt trên đời này chính là LÒNG NGƯỜI  - Ảnh 1.

01

Trong bộ phim “Schindler’s List” có một câu chuyện như sau, một sĩ quan Đức xây dựng một ngôi nhà trong trại tập trung sai cách, một kỹ sư người Do Thái bị giam cầm đã đứng lên và nói rằng nếu làm như vậy nó chắc chắn sẽ bị sập, và nói nên làm thế nào mới đúng.

Sĩ quan người Đức nghe xong, một phát sung bắn chết kỹ sư người Do Thái, sau đó, anh ta nói với thuộc hạ làm như cách mà người kỹ sư vừa bị bắn chết nói.

Mỗi lần xem cảnh này, tôi lại xót xa vì sự tàn bạo của phát xít Đức, nhưng thực ra, những câu chuyện như vậy không phải là hiếm.

Công ty muốn thực hiện một dự án mới, sếp nhiệt tình vận động mọi người làm việc chăm chỉ. Sau khi nghe xong, một nhân viên nhận thấy điều gì đó không đúng trong kế hoạch và thẳng thắn nói: “Nếu làm như này, nhất định sẽ thất bại, nên làm như này, như này…”

Cấp trên bị phản bác trước mặt nhiều nhân viên, trong lòng không vui, nhưng vẫn cố gắng yêu cầu bản thân lắng nghe nhân viên, phải khoan dung và không trừng phạt cấp dưới.

Theo “Tam Quốc chí”, Viên Thiệu muốn tấn công Tào Tháo, Điền Phong, thuộc hạ của ông, khuyên: “Cách dùng binh của Tào Tháo biến hóa khôn lường, chúng ta không nên xem thường, tốt hơn hết là nên đánh trận kéo dài.”

Viên Thiệu không nghe, Điền Phong vẫn nhất quyết khuyên giải.

Viên Thiệu nổi giận, cho rằng Điền Phong đang cố tình làm giảm nhuệ khí của quân, nên đã nhốt Điền Phong lại, rồi xuất quân đi đánh Tào.

Viên Thiệu quả nhiên thất bại, có người báo hỉ với Điền Phong: “Quả nhiên như ngài dự liệu, lần này, Viên Thiện nhất định sẽ trọng dụng ngài hơn.”

Nhưng Điền Phong lại cay đắng nói: “Nếu thắng ta còn có thể sống; giờ thất bại rồi, ta chỉ còn đường chết mà thôi.”

Quả nhiên, Viên Thiệu sau khi quay về đã ban cho Điền Phong cái chết.

Điền Phong vì sao lại biết trước kết cục của mình? Bởi vì ông đã quá hiểu rõ bản chất con người.

Càng là một lãnh đạo có tài năng, họ càng rộng lượng và bao dung hơn.

Trong một nhóm, một đơn vị, một phòng ban, một tập thể, không phải là bạn không thể phát biểu ra những ý kiến trái với suy nghĩ của cấp trên, chỉ là trước khi nói ra hãy nghĩ cho kỹ xem, đối phương có đủ bản lĩnh và sự bao dung để chấp nhận những lời phản bác hay không.

Trải qua đủ dâu bể cuộc đời, tôi thấm thía: Thứ khó nắm bắt trên đời này chính là LÒNG NGƯỜI  - Ảnh 2.

02

Khi Huang Junbi, một bậc thầy về hội họa của Trung Quốc còn sống, một phụ nữ quý tộc đã mang bốn bức tranh cổ được mua từ nước ngoài tới và yêu cầu ông giám định chúng.

Huang Junbi chưa mở ra xem vội mà hỏi người phụ nữ đã trả hết tiền mua những bức tranh này chưa.

Người phụ nữ đắc ý nói: “Tôi phải bỏ ra nhiều tiền lắm mới mang được những Quốc bảo này về đây đấy.”

Mở bức tranh thứ nhất ra, Huang Junbi lắc lắc đầu: “Là giả.”

Mở bức tranh thứ hai ra, Huang Junbi cảm thán: “Là giả.”

Tới bức tranh thứ ba, Huang Junbi xem một hồi khá lâu rồi nói: “Tác phẩm của họa sỹ này tôi không rõ lắm, nhưng nhìn nét vẽ có thể thấy là rất lão luyện.”

Tới bức cuối cùng, mới chỉ mở được 2/3 bức tranh ra, Huang Junbi đã thốt lên: “Bức này đẹp quá!”

Người phụ nữ quý tộc dù rất thất vọng, nhưng nghĩ dù sao vẫn có hai bức là thật nên vẫn rất vui vẻ rời đi.

Người phụ nữ vừa đi khỏi, Huang Junbi cảm thán: “Phí quá, bỏ ra bao nhiêu tiền như vậy, cả bốn bức đều là giả.”

Có người hỏi ông: “Nếu biết là giả rồi, vì sao không nói cho người ta?”

Huang Junbi nói: “Bà ấy tự tin với con mắt của mình như vậy, lại bỏ ra bao nhiêu tiền như thế, ta có thể nói chúng đều là giả được ư? Tiền với bà ấy mà nói, chỉ là chuyện nhỏ; nhưng tự tôn, mới là chuyện lớn!”

Nếu còn chưa chính thức mua, Huang Junbi nhất định sẽ nói bà ấy: “Tuyệt đối đừng mua, tất cả đều là giả.”

Nhưng mua thì cũng đã mua rồi, không cần nói nhiều nữa.

Khi bạn phát hiện ra một việc gì đó đã xảy ra rồi, nói gì cũng không cứu vãn được tình thế, vậy thì, không cần nhiều lời.

Một người đã ngoài 50 nói: “Hết nửa cuộc đời rồi mà vẫn chẳng được tích sự gì.”

Có người hùa theo: “Đúng thế, cả đời này anh cũng chỉ đến thế mà thôi.”

Dù quan hệ của hai người trước đó có ra sao, sau khi câu nói này được thốt ra, e là sau này sẽ chẳng còn gặp mặt nhau nữa.

Một người dù có tự ti tới đâu, một đứa trẻ dù có nhỏ tuổi tới đâu, họ cũng cần cái gọi là tự tôn, đây chính là bản chất con người.

Làm tổn thương lợi ích của đối phương, bạn vẫn có thể bù đắp, nhưng làm tổn thương lòng tự trọng của họ, thì đổi lại sẽ chỉ là sự tức giận mà thôi.

Trải qua đủ dâu bể cuộc đời, tôi thấm thía: Thứ khó nắm bắt trên đời này chính là LÒNG NGƯỜI  - Ảnh 3.

03

Có một câu chuyện khá phổ biến gần đây, vốn dĩ cha mẹ không bao giờ cho con cái nuôi thú cưng, họ nói rằng nếu mang chó mèo về nhà thì đuổi luôn cả con ra khỏi nhà.

Sau khi đứa trẻ mang thú cưng về nhà, cha mẹ lập tức coi thú cưng như báu vật.

Có phải vật nuôi quá đáng yêu? Điều gì khiến một người từ trạng thái từ chối chuyển sang yêu thương?

Liu Yong nói: trong tiếng Trung, dạng phồn thể của chữ “Yêu” (愛) là chữ “tâm” (心 – hoặc trái tim) ở giữa chữ “nhận” (受), “yêu” có nghĩa là “bạn chấp nhận trái tim này của tôi”.

Tình yêu xuất phát từ sự “cho đi”, và phần lớn nó được thể hiện ở sự “bỏ ra”.

Cha mẹ lo cho con cái, họ bỏ ra rất nhiều, vì vậy, cha mẹ luôn yêu con cái sâu đậm hơn con cái thương yêu cha mẹ.

Bạn sẽ yêu sâu sắc hơn vì tình yêu bạn đã dành cho đối phương, chứ không yêu đối phương vì bạn đã nhận được nhiều tình cảm hơn từ họ.

Đây là cách tình yêu bắt nguồn từ sự cho đi.

Trẻ em thích vẽ bậy lên tường, và chúng in những dấu tay bẩn thỉu khắp nơi.

Nhưng một ngày nọ, nếu bạn bảo chúng lau và tự sơn lại bức tường đó, chúng sẽ trân trọng những bức tường này hơn vì chúng đã dành rất nhiều công sức cho nó.

Không khó để một người yêu một người, một con vật cưng hay những thứ tương tự, miễn là bạn tạo cơ hội và khiến họ phải bỏ ra, phải cho đi.

Đứa nhỏ có thể không yêu mấy đứa em của mình, nhưng nếu bạn để đứa nhỏ trông mấy đứa em, lúc đầu có thể chúng sẽ cảm thấy rất miễn cưỡng, nhưng dần dần, càng bỏ ra nhiều, đứa nhỏ sẽ càng yêu em của mình hơn.

Cho đi chỉ có thể làm cho bản thân yêu sâu sắc hơn, chứ không làm đối phương cảm động;

Bạn sẽ cho đi vì tình yêu, và cũng sẽ yêu thương sâu đậm hơn vì mình đã cho đi. Đây là dáng vẻ đích thực của tình yêu.

Liu Yong nói: “Hiểu bản chất con người không phải để khiến bạn thờ ơ hay do dự, mà là để nhắc nhở bạn suy nghĩ tích cực về cuộc sống và có nhiều dũng khí hơn để đối mặt với thế giới.”

Người tầm thường chỉ nhìn thấy cái xấu xa trong bản chất con người và sống như một nạn nhân;

Những người tích cực nhìn thấy sự tốt đẹp trong bản chất con người, và ngay cả khi trong lòng đầy những vết bầm tím, họ vẫn tin rằng sẽ luôn có sự tử tế bất ngờ gõ cửa;

Còn người đã nhìn thấu thế gian lại hiểu được cả hai mặt trong bản chất con người, và có khả năng và sự tự tin để “trở nên đơn giản giữa một thế giới phức tạp”.


Như Nguyễn

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị